Theo quy định của Quỹ, các nhiệm vụ KH&CN tiềm năng là những nghiên cứu có tính ứng dụng cao và có triển vọng tạo ra/phát triển hướng nghiên cứu mới hoặc sản phẩm mới thuộc lĩnh vực KH&CN ưu tiên, trọng điểm quốc gia;  vấn đề nghiên cứu của đề tài phải có tính đột phá, tiên phong, đối với nghiên cứu tạo ra sản phẩm công nghệ mới phải có địa chỉ ứng dụng cho các kết quả chính tạo ra khi đề tài được hoàn thành. Đó là các nhiệm vụ:

1. Chế tạo, khảo sát đặc trưng, tính chất của lớp phủ lai hữu cơ - vô cơ đa chức năng có sử dụng phụ gia vô cơ kích thước nano ứng dụng trong các công trình dân dụng và công nghiệp (ThS. Đào Phi Hùng, Viện Kỹ thuật Nhiệt đới, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam)

2. Nghiên cứu chế tạo siêu tụ điện năng lượng – công suất cao và độ bền lớn trên cơ sở composite lai hóa của các vật liệu nano TiO2@carbon cấu trúc nano (TS. Lê Trọng Lư, Viện Kỹ thuật Nhiệt đới, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam)

3 Nghiên cứu phát triển chế phẩm nguồn gốc thực vật có tác dụng diệt vi khuẩn lam độc Microcystis aeruginosa (PGS.TS. Nguyễn Tiến Đạt, Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao Công nghệ, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam)

4. Nghiên cứu đặc điểm dược di truyền và dược động học của Tacrolimus và các giá trị cảnh báo sớm trong hỗ trợ điều trị hiệu quả trên bệnh nhân ghép thận (TS. Hoàng Xuân Sử, Học viện Quân y)

5. Nghiên cứu giải pháp, chế tạo vật liệu và thiết bị mới để phân hủy các hợp chất hữu cơ trong bảo quản rau quả sau thu hoạch (TS. Trần Việt Cường, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành)

6. Nghiên cứu phát triển các hệ kháng sinh nano và đánh giá hiệu quả của chúng nhằm ứng dụng trong chăn nuôi gia cầm (TS. Hà Phương Thư, Viện Khoa học Vật liệu, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam)

7. Phát triển chỉ thị phân tử SNPs liên kết với tính trạng sinh trưởng trên cá chép (Cyprinus carpio) phục vụ chọn giống (ThS. Lưu Thị Hà Giang, Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản 1)

8. Nghiên cứu qui trình công nghệ phân giải histamine trong nước mắm truyền thống bằng phương pháp cố định tế bào vi khuẩn (PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh, Học viện Nông nghiệp Việt Nam)

9. Nghiên cứu tối ưu công nghệ nanoliposome hóa L-asparaginase thu nhận từ vi khuẩn biển Việt Nam định hướng ứng dụng (PGS.TS. Đỗ Thị Thảo, Viện Công nghệ Sinh học, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam)

10. Nghiên cứu công nghệ chiết xuất xanh các hợp chất tự nhiên có hoạt chất sinh học và phát triển các sản phẩm có khả năng kháng oxy hóa, kháng ung thư từ phụ phẩm của các loại cây công nghiệp cacao, điều và thanh long khu vực Nam Bộ (PGS.TS. Phạm Văn Hùng, Trường Đại học Quốc tế, Đại học quốc gia Tp. HCM)

11. Nghiên cứu sự hiện diện và phân bố vi nhựa trong hệ thống sông đô thị và ven đô thị (Tô Lịch - Nhuệ - Đáy) )PGS.TS. Dương Thị Thủy, Viện Công nghệ Môi trường, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam);

12. Nghiên cứu chế tạo cảm biến khí hiệu suất cao trên cơ sở vật liệu nanocomposit cho thiết bị quan trắc không khí tự động (PGS.TS. Chu Văn Tuấn, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên)

13 Nghiên cứu ứng dụng công nghệ hàn ma sát để chế tạo bản cực hybrid đồng/nhôm có độ bền cao phục vụ ngành luyện kim (TS. Trần Hưng Trà, Trường Đại học Nha Trang)

14 Nghiên cứu chế tạo đa cảm biến trên cơ sở màng mỏng ôxit SnO2 và thử nghiệm hệ thống quan trắc không dây xác định nồng độ khí NH3 và H2S (PGS.TS. Nguyễn Văn Duy, Viện Đào tạo Quốc tế về Khoa học Vật liệu, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội)

 15 Nghiên cứu chế tạo vật liệu cấu trúc lớp nền kim loại chuyển tiếp phủ carbon sử dụng chế tạo linh kiện tích trữ năng lượng (TS. Nguyễn Văn Nghĩa, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội).

Được biết, trong tháng 2/2020, Quỹ sẽ tổ chức thẩm định nội dung và dự toán kinh phí của các nhiệm vụ này và tổ chức chủ trì thực hiện việc chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện thuyết minh để ký hợp đồng thực hiện, dự kiến trong tháng 3/2020.

Theo kế hoạch, Quỹ sẽ tiếp tục thông báo việc đăng ký và tiếp nhận hồ sơ đề tài tiềm năng trên trang web của Quỹ từ tháng 4/2020.

Theo tiasang.com.vn