1. Lĩnh vực nghiên cứu hoạt động
- Nghiên cứu tính chất của cao su và một số dầu, nhựa thiên nhiên Việt Nam (thành phần hóa học, tính chất hóa lý, đặc tính kỹ thuật, công nghệ) trong mối quan hệ với điều kiện canh tác, khai thác và gia công.
- Nghiên cứu mối quan hệ giữa bản chất hóa học, hóa lý, vật lý của cấu trúc mạch cũng như cấu trúc trên mạch và sự biến tính hóa học, hóa lý của cao su tự nhiên Việt Nam, nhựa và cấu trúc, đặc tính kỹ thuật, công nghệ của các sản phẩm biến tính.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của chất ức chế tới khả năng bảo vệ chống ăn mòn của các lớp phủ, cũng như ảnh hưởng của các chất ổn định và những phụ gia khác tới độ bền của vật liệu cao su và nhựa thiên nhiên dưới tác động phá hủy trong điều kiện nhiệt đới (nóng, ẩm, bức xạ mặt trời, vi sinh vật,…) và điều kiện công nghiệp khắc nghiệp (hóa chất, nhiệt độ cao,…).
- Phát triển vật liệu bảo vệ (sơn, véc ni), keo, compozit trên cơ sở cao su, dầu nhựa thiên nhiên và các chất khơi mào, các chất ổn định, các chất chống oxi hóa cũng như các phụ gia khác được sử dụng trong các vật liệu nêu ở trên.
- Tham gia giải quyết các vấn đề môi trường trong các hướng nghiên cứu và lĩnh vực ứng dụng;
- Thiết kế, chuyển giao các công nghệ đã được phát triển và sản xuất thử nghiệm các sản phẩm nêu trên;
- Tham gia tư vấn cũng như đào tạo khoa học và công nghệ trong các định hướng nghiên cứu và lĩnh vực ứng dụng.
2. Các dịch vụ khoa học – kỹ thuật
- Xác định độ bền thời tiết và các tính chất của các lớp phủ như sơn, véc ni; các vật liệu nhựa, compozit,…bằng các phương pháp: thử nghiệm gia tốc, thử nghiệm tự nhiên, độ bền hóa chất, các tính chất cơ lý,…
3. Các thiết bị nghiên cứu chính đang được phòng quản lý:
- Máy quang phổ hồng ngoại Nicole Nexus 670, Mỹ, sản xuất năm 1999.
- Máy quang phổ tử ngoại – khả kiến, GBC CINTRA 40 – Mỹ, sản xuất năm 1999.
- Tủ thời tiết Atlas UV-CON UC-247-2 (USA), sản xuất năm
- Máy khâu mạch quang – Fusion UV Systems, INC. model DRS(6) – 410, sản xuất tháng 2001.
4. Kết quả nghiên cứu triển khai
4.1. Các công trình đề tài, dự án tiêu biểu:
- Đề tài KHCN cấp Bộ KHCN: “Vật liệu polyme-compozit bảo vệ chống ăn mòn bền môi trường khắc nghiệt” – TS. Lê Xuân Hiền - 2000-2001.
- Đề tài NCCB cấp Bộ KHCN: “Nghiên cứu phản ứng khâu mạch quang hóa của một số hệ chứa cao su và dầu thực vật chức hóa”, - TS. Nguyễn Thị Việt Triều - 2001-2003.
- Đề tài KHCN cấp Bộ KHCN: “Nghiên cứu chế tạo lớp phủ bảo vệ có độ bền nhiệt, ẩm cao trên cơ sở nhựa tổng hợp biến tính dầu thực vật Việt Nam và một số hợp kim”, - TS. Lê Xuân Hiền - 2002-2003.
- Đề tài NCCB cấp Bộ KHCN: “Nghiên cứu khâu mạch bằng phương pháp quang hóa của các loại cao su tổng hợp trên cơ sở polybutađien và polyisopren”, - TS. Nguyễn Thị Việt Triều - 2002-2004.
- Đề tài NCCB cấp Bộ KHCN: “Nghiên cứu phản ứng biến đổi trên mạch và khâu mạch của cao su thiên nhiên và dầu thực vật epoxy hóa”, - PGS. TS. Lê Xuân Hiền - 2004-2005.
- Đề tài KHCN cấp Bộ KHCN: “Nghiên cứu bảo vệ chống ăn mòn cửa van các công trình thuỷ lợi ven biển bằng phương pháp bảo vệ kết hợp”, - PGS. TS. Lê Xuân Hiền -2004 – 2006.
- Đề tài NCCB cấp Bộ KHCN: “Nghiên cứu phản ứng tổng hợp và biến đổi một số dẫn xuất của cao su và dầu thực vật Việt Nam chứa nhóm epoxy, acrylat”, - PGS. TS. Lê Xuân Hiền - 2006 – 2008.
- Đề tài KHCN cấp Bộ KHCN: “Nghiên cứu bảo vệ chống ăn mòn cho cửa van các công trình thuỷ lợi vận hành trong vùng nước chua mặn”, - PGS. TS. Lê Xuân Hiền -2007 – 2009.
- Đề tài KHCN độc lập cấp Nhà nước ĐTĐL.2010T/24: “Nghiên cứu chế tạo một số lớp phủ bảo vệ, trang trí đóng rắn bằng tia tử ngoại trên cơ sở các hợp chất thiên nhiên Việt Nam”, - PGS. TS. Lê Xuân Hiền - 2010-2012.
- Dự án sản xuất thử nghiệm cấp Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam: “Hoàn thiện công nghệ chế tạo sơn cách điện cấp F trên cơ sở nhựa epoxy biến tính dầu thực vật” – PGS.TS. Lê Xuân Hiền – 2012 – 2014
- Đề tài cấp Viện Hàn lâm KHCNVN: “Nghiên cứu ứng dụng hạt nano chế tạo hệ sơn nước cách nhiệt phản xạ ánh sáng mặt trời, bền thời tiết” – TS. Nguyễn Thiên Vương – 2014-2016.
4.2. Công bố trong 5 năm gần nhất
4.3. Sở hữu trí tuệ
Véc ni tẩm cách điện cấp B trên cơ sở crezolfocmandehyt và ankyt
-Tên bằng: Chứng nhận quyền tác giả số 87 – 48 – 002 do Ủy ban KH&KT nhà nước cấp năm 1987 “Véc ni tẩm cách điện cấp B trên cơ sở crezolfocmandehyt và ankyt” – Võ Phiên, Mai Văn Thanh, Lê Xuân Hiền, Nguyễn Sĩ Ly, Ngô Kế Thế, Đặng Đức Lương, Hà Thị Bích Hòa, Phạm Văn Hào, Bùi Đức Sáng.
-Tình hình sử dụng: Đã chuyển giao 01 quy trình cho Nhà máy Sơn Tổng hợp Hà Nội (nay là Công ty Sơn Tổng hợp Hà Nội), 01 quy trình cho Nhà máy Sơn Bạch Tuyết, Thành phố Hồ Chí Minh (nay là Công ty Sơn Bạch Tuyết, Thành phố Hồ Chí Minh và sản xuất tại Viện Kỹ thuật nhiệt đới theo đơn đặt hàng của Công ty Hóa chất Đức Giang trong những năm 1977 – 1987.
Véc ni đồ hộp cho rau quả trên cơ sở nhựa phenolfocmandehyt biến tính dầu nhựa thiên nhiên Việt Nam
--Tên bằng: Chứng nhận đăng ký kết quả đề tài số 91 – 40 – 145 KQ do Ủy ban KH&KT nhà nước cấp năm 1991 “Véc ni đồ hộp cho rau quả trên cơ sở nhựa phenolfocmandehyt biến tính dầu nhựa thiên nhiên Việt Nam” – Võ Phiên, Lê Xuân Hiền, Vũ Thị Minh, Phùng Văn Tâm, Lê Văn Hường, Bùi Huy Khôi, Nguyễn Văn Tạo.
--Tình hình sử dụng: Đã sản xuất tại Viện Kỹ thuật nhiệt đới theo đơn đặt hàng của Nhà máy Đồ hộp xuất khẩu Tương Mai, Hà Nội trong những năm 1987 - 1991.
Phương pháp sản xuất dầu thực vật acrylat hóa
- Tên bằng: Bằng độc quyền giải pháp hữu ích số 1400 “Phương pháp sản xuất dầu thực vật acrylat hóa” do Cục Sở hữu trí tuệ cấp theo quyết định số 41927/QĐ – SHTT ngày 11/7/2016 – Lê Xuân Hiền, Nguyễn Thị Việt Triều, Đàm Xuân Thắng.
--Tình hình sử dụng: Mới được cấp, chưa triển khai.
4.4. Khen thưởng và giải thưởng khoa học – Công nghệ
- Đạt giải khuyến khích Vifotec năm 2001
Thông báo từ itt.vast.vn