Tin Khoa học công nghệ trong nước và quốc tế
Sáng chế về vật liệu compozit dạng hạt chứa HDPE, tro bay biến tính hữu cơ và ứng dụng để chế tạo một số sản phẩm kỹ thuật

Sáng chế về vật liệu compozit dạng hạt chứa HDPE, tro bay biến tính hữu cơ và ứng dụng để chế tạo một số sản phẩm kỹ thuật

Ngày 13/3/2018, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Bằng độc quyền Sáng chế số 18784 -Quyết định 16470/QĐ-SHTT “Vật liệu compozit dạng hạt chứa polyetylen tỷ trọng cao, tro bay được biến tính bằng axit stearic và muối kẽm stearate” cho GS.TS. Thái Hoàng, PGS. TS. Nguyễn Vũ Giang và các đồng nghiệp ở Viện Kỹ thuật nhiệt đới – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Nhờ sáng chế này và một số giải pháp hữu ích liên quan tới polyetylen và tro bay biến tính, các tác giả đã phối hợp với doanh nghiệp ứng dụng có hiệu quả để sản xuất các loại ống cứng, ống gân xoắn phục vụ các ngành xây dựng, điện lực, viễn thông…

Xem thêm

Xử lý nước lợ tại vùng xâm nhập mặn bằng công nghệ khử điện dung

Xử lý nước lợ tại vùng xâm nhập mặn bằng công nghệ khử điện dung

Nhằm góp phần giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt trong mùa hạn - mặn của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), các nhà khoa học thuộc Viện Kỹ thuật nhiệt đới (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) và Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) đã nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thành công hệ thiết bị xử l‎ý nước lợ dựa trên nguyên lý điện dung khử ion (Capacitive Deionization - CDI), với nhiều ưu điểm: chi phí chế tạo và tiêu thụ điện năng thấp, hiệu quả khử mặn cao. Đây là kết quả của đề tài KC.02.24/16-20, thuộc Chương trình KC 02: “Nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ vật liệu mới”

Xem thêm

Labshare: “Uber” của các phòng thí nghiệm

Labshare: “Uber” của các phòng thí nghiệm

LabShare - mạng lưới kết nối và chia sẻ nguồn tài nguyên khoa học - sẽ giúp bạn tìm được thiết bị nghiên cứu và cơ sở đo mẫu phù hợp với nhu cầu, tăng hiệu quả sử dụng cho các trang thiết bị nhàn rỗi trong lab của bạn.

Xem thêm

Điều trị ung thư di căn bằng phân tử nano

Điều trị ung thư di căn bằng phân tử nano

Các chuyên gia về phân tử nano, gồm giáo sư vật lý học Wei Chen (Đại học Texas tại Arlington) và các cộng sự từ Đại học Rhode Island và Đại học Brown, đã thử nghiệm dùng tia X-quang và các phân tử đồng-cysteamine (Cu-Cy) trên các khối u di căn và đạt kết quả khả quan.

Xem thêm

Xây dựng nhóm nghiên cứu mạnh: Cần kinh phí đủ lớn và cơ chế “vượt rào”

Xây dựng nhóm nghiên cứu mạnh: Cần kinh phí đủ lớn và cơ chế “vượt rào”

Để có các trường ĐH nghiên cứu đẳng cấp hay các trung tâm xuất sắc với những nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng có hàm lượng khoa học cao, đạt chuẩn quốc tế, thì việc sớm ban hành các giải pháp tổng thể, đồng bộ về chính sách KH&CN nói chung, tạo cơ chế "đặc biệt" cho nhóm nghiên cứu mạnh nói riêng là một trong những vấn đề then chốt

Xem thêm