TS. Phạm Thị Năm và nhóm nghiên cứu Viện Kỹ thuật nhiệt đới gần đây đã chế tạo thành công hệ bảo vệ đa lớp cho nền thép trên cơ sở kẽm và hợp kim kẽm để thay thế lớp mạ Cd độc hại, ô nhiễm môi trường trong nghiên cứu của nhóm về: “Nghiên cứu chế tạo hệ bảo vệ đa lớp cho thép trên cơ sở kẽm và hợp kim kẽm” (Mã số: QTBG01.02/20-21). Nhiệm vụ được Hội đồng nghiệm thu cấp Viện Hàn lâm KHCNVN xếp loại xuất sắc.
Trong hai ngày 24-25/8/2023, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Viện Hàn lâm) đã tổ chức Hội nghị tập huấn về công tác tổ chức - cán bộ và kiểm tra; giải quyết khiếu nại tố cáo, kiểm tra dấu hiệu vi phạm, phòng chống tham nhũng lãng phí; kế hoạch, tài chính; hợp tác quốc tế; ứng dụng và triển khai công nghệ; bảo vệ bí mật nhà nước, báo cáo văn bản điện tử...
Ngày 14/8/2023, Viện Kỹ thuật nhiệt đới tổ chức Lễ công bố và trao Quyết định bổ nhiệm lại Phó Viện trưởng Viện Kỹ thuật nhiệt đới đối với TS. Lê Trọng Lư
Ngày 21/7/2023, Hội Vật lý Việt Nam phối hợp với Viện Vật lý, Viện Khoa học vật liệu và Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học “Giáo sư ,Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu – Nhà vật lý lỗi lạc” nhằm tôn vinh những đóng góp và cống hiến của GS.VS. Nguyễn Văn Hiệu đối với ngành Vật lý Việt Nam nói riêng và nền khoa học Việt Nam nói chung
Nhiệm vụ: “Nghiên cứu chế tạo màng phủ chống phản xạ cho kính tấm nhằm ứng dụng cho tấm panel pin năng lượng mặt trời" mã số: UDPTCN 03/20-22 do Viện Kỹ thuật nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam thực hiện có ý nghĩa khoa học, có tính ứng dụng, thực tiễn cao và được Hội đồng nghiệm thu nhiệm vụ đánh giá “Xuất sắc”.
Chiều ngày 26/5, Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên đã có buổi ký kết hợp tác với Viện Kỹ thuật nhiệt đới và Viện Hóa học các Hợp chất thiên nhiên - Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam.
Nhằm đánh giá khả năng cộng sinh với nấm nội cộng sinh arbuscular mycorhizas (AM) của một số cây dược liệu phổ biến ở Việt Nam, phân lập được chủng nấm AM thích hợp và đánh giá tác động của những chủng nấm này lên sự sinh trưởng và khả năng kích thích sinh dược chất của một số cây dược liệu phổ biến tại Việt Nam, TS. Bùi Văn Cường và nhóm nghiên cứu Viện Kỹ thuật nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu sự ảnh hưởng của nấm nội cộng sinh arbuscular mycorhizas lên khả năng kích thích sinh trưởng của một số cây dược liệu” (mã số đề tài: GUST.STS.ĐT2019-HH02).
Với mục tiêu chế tạo được hệ sơn trên cơ sở polymer nhũ tương có chức năng ức chế rêu, nấm mốc, chịu mài mòn – rửa trôi và chống nóng, đồng thời xây dựng được quy trình công nghệ chế tạo và thi công hệ sơn đa chức năng, GS. TS. Thái Hoàng và nhóm nghiên cứu Viện Kỹ thuật nhiệt đới, Viện Hàn lâm KHCNVN đã tiến hành đề tài: “Chế tạo, nghiên cứu đặc trưng, tính chất của hệ sơn phủ trên cơ sở polyme nhũ tương có khả năng chống nóng, bền mài mòn – rửa trôi, ức chế phát triển của rêu mốc ứng dụng trong các lĩnh vực xây dựng, kiến trúc” (mã số đề tài: KHCBHH.01/20-22). Đề tài được Hội đồng nghiệm thu cấp Viện Hàn lâm KHCNVN xếp loại xuất sắc.
Các nhà khoa học Việt Nam đã nghiên cứu và ứng dụng thành công vật liệu nano Gd2O3 trong kỹ thuật chụp ảnh cộng hưởng từ MRI, có độ tương phản cao và độc tính thấp, khắc phục hạn chế của phương pháp hiện nay.
Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 30/1/2023 của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ xin trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết.
Thương mại hóa các nghiên cứu khoa học không thể chỉ tạo ra một tác động tích cực duy nhất. Nhà khoa học cũng cần phải cân nhắc, dung hòa các lợi ích để hướng tới các giá trị bền vững và tạo tác động lan tỏa.
Ngày 23/12/2022, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) và Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc tại Việt Nam (KOICA) đã phối hợp tổ chức Lễ tổng kết Dự án “Hợp tác xây dựng Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc tại Việt Nam” (Dự án VKIST).